Cách chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Đau bụng kinh là một triệu chứng thường xảy ra ở phụ nữ vào những ngày hành kinh. Triệu chứng này xuất hiện với tần suất cao ở những bé gái trong thời gian dậy thì, giai đoạn mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn còn chưa ổn định. Vậy cách chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đau bụng kinh là một triệu chứng thường xảy ra ở phụ nữ vào những ngày hành kinh. Triệu chứng này xuất hiện với tần suất cao ở những bé gái trong thời gian dậy thì, giai đoạn mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn còn chưa ổn định. Vậy cách chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


1. Chu kỳ kinh nguyệt giai đoạn dậy thì

1.1 Thông tin chung

Dậy thì là giai đoạn mà cơ thể bắt đầu có những sự thay đổi để trở nên giống người trưởng thành, những thay đổi này chủ yếu bao gồm thể chất, cơ quan sinh dục,... Ở nữ giới, tuổi dậy thì thường nằm trong khoảng 13 - 16 tuổi, nhưng một số ít trường hợp ghi nhận dậy thì đến sớm hơn vào độ tuổi 10 - 12 tuổi. Ở những bé gái, tuổi dậy thì được xác định bằng kỳ hành kinh đầu tiên, kèm theo đó là những phát triển tại cơ quan trên toàn cơ thể.

1.2. Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Đau bụng kinh là một triệu chứng thường xảy ra trong những ngày hành kinh (ngày thứ 1 - 5 của chu kỳ kinh nguyệt). Đau bụng kinh xảy ra khi tử cung của người phụ nữ co bóp dưới tác động của Prostaglandin để làm bong lớp niêm mạc tử cung. Tình trạng này có thể gây giảm lượng máu chứa oxy đến nuôi tử cung. Khi hành kinh, phần lớn phụ nữ sẽ trải qua cảm giác đau ở bụng, lưng dưới, bẹn hoặc đùi trên. Các triệu chứng khác đi kèm với cơn đau bụng kinh bao gồm: Đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chuột rút, tiêu chảy,...

1.3. Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh có hai nguyên nhân chính là đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng đau bụng không liên quan đến bất kỳ bệnh lý gì. Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ chưa có chồng và chưa từng sinh con. Đau bụng kinh nguyên phát thường xảy ra với mức độ đau từ nhẹ đến trung bình và kéo dài từ một đến ba ngày. Tuổi dậy thì bị đau bụng kinh thường ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng đến sinh hoạt của các bé gái.

Đau bụng kinh thứ phát hiếm xảy ra ở tuổi dậy thì, thường liên quan đến các bệnh lý sau :

  • PMS (premenstrual syndrome) là hội chứng tiền kinh nguyệt ảnh hưởng đến khoảng 90% phụ nữ. Hội chứng này bắt đầu vài ngày trước kỳ kinh và tiếp tục vào ngày đầu tiên hoặc hai ngày tiếp theo của kỳ kinh.
  • PMDD (premenstrual dysphoric disorder) là hội chúng rồi loạn tâm thần tiền kinh nguyệt ảnh hưởng đến 5% phụ nữ. Hiện tại, chưa biết rõ nguyên nhân gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, những người phụ nữ có mức độ căng thẳng cao, trầm cảm, có tiền sử gia đình bị trầm cảm có nhiều khả năng mắc bệnh lý này cao hơn phụ nữ bình thường. Các triệu chứng của hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt tương tự như hội chứng tiền kinh nguy, nhưng ở mức độ dữ dội hơn.
  • U xơ tử cung: Các khối u xơ phát triển tại tử cung thường gây rối loạn kinh nguyệt kèm với đau bụng khi hành kinh. U xơ tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và thường thu nhỏ lại hoặc mất đi hoàn toàn sau tuổi mãn kinh.
  • U nang buồng trứng: Phụ nữ từ sau dậy thì có thể phát triển ít nhất một u nang nhỏ mỗi tháng và sẽ mất đi một cách tự nhiên sau 4 - 6 tuần. Tuy nhiên, một số phụ nữ có nhiều u nang hoặc u nang buồng trứng phát triển lớn có thể gây đau hoặc các biến chứng khác.
  • Bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu.
  • Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường là ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, màng bụng, mạc nối, tầng sinh môn,... Khi cơ thể cố gắng đào thải mô tử cung trong giai đoạn hành kinh, nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung sẽ không thể bị loại bỏ do không có đường ra, do đó có thể bị mắc kẹt trong cơ thể. Điều này có thể gây ra hiện tượng thống kinh hay đau bụng kinh dữ dội, chảy máu nhiều, kích ứng và viêm quanh vùng lạc nội mạc.
  • Lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung – Adenomyosis.
  • Sảy thai hoặc thai ngoài tử cung: Là những bệnh lý liên quan đến phụ nữ có thai, do có các triệu chứng đau bụng kèm với ra máu âm đạo nên thường chẩn đoán nhầm với tình trạng đau bụng kinh.

2. Cách chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng, lo lắng tuổi mới lớn đặc biệt trong giai đoạn dậy thì có thể làm cho cơn đau bụng kinh tồi tệ hơn. Sử dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu, Yoga, tư vấn tâm lý hoặc thực hiện các hoạt động yêu thích.
  • Sử dụng miếng dán nhiệt, khăn ấm hoặc miếng đệm ấm: Dùng khăn ấm, miếng dán nhiệt hay miếng đệm sưởi ấm bằng điện đắp lên vùng bụng dưới (hạ vị) có thể giúp thư giãn vùng cơ tử cung. Đồng thời, nhiệt còn có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó làm giảm các cơn đau. Các miếng dán nhiệt, miếng đệm ấm thậm chí còn hiệu quả hơn việc dùng thuốc giảm đau không Steroid - NSAIDs như Paracetamol.
  • Massage bụng bằng tinh dầu: Một số báo cáo cho thấy rằng các loại tinh dầu khi được massage lên vùng bụng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Các loại tinh dầu có hiệu quả trong việc giảm đau bụng khi hành kinh bao gồm: Hoa oải hương, hoa hồng, cây hiền nhân (Sage), lá kinh giới, quế, đinh hương,... Trước khi sử dụng tinh dầu, nên trộn chung với tinh dầu dẫn hay tinh dầu nền như dầu dừa, dầu jojoba... để giúp tinh dầu thấm vào da được an toàn hơn, đồng thời giúp lan tỏa tinh dầu trên vùng da rộng.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau không kê đơn (có thể giúp giảm đau bụng kinh hay các cơn đau khác liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Trong đó, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được cho là có hiệu quả tốt nhất, nhóm NSAIDs không chỉ giảm đau và giảm viêm mà còn có tác dụng làm giảm số lượng Prostaglandin, hoạt chất gây co thắt tử cung và làm giảm tác dụng của chúng. Một số thuốc thường dùng như: Paracetamol, Naproxen (Aleve), Ibuprofen (Advil, Motrin), Aspirin (Bufferin), Diclofenac,... Tuy nhiên, các bé gái cần hỏi ý kiến của bố mẹ và tham khảo chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc giảm đau nào, đặc biệt ở những bé gái có tiền sử các bệnh lý tim mạch, gan hoặc thận, loét hoặc rối loạn chảy máu đường tiêu hóa, hen suyễn.
  • Sử dụng các thuốc chống co thắt tử cung: Các thuốc chống co thắt cơ trơn tử cung như Alverin, Hyoscine,... có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý: Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, tránh thức khuya,...
  • Bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất: Bổ sung các hoạt chất dinh dưỡng và khoáng chất có liên quan đến việc giảm đau bụng kinh gồm: Canxi, Vitamin B6, Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin E, Vitamin D và dầu cá. Cũng như với thuốc không kê đơn, việc sử dụng các hoạt chất này cần tuân theo chỉ dẫn và trao đổi với bác sĩ.
  • Chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm an toàn: Các loại thực phẩm có thể làm giảm cơn đau bụng liên quan đến kinh nguyệt gồm: Quả mọng, quả bơ, cá béo, dầu ô liu nguyên chất, trà gừng, nước đường đỏ nóng,... Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây tích nước, đầy bụng, chẳng hạn như các loại thức ăn mặn, rượu bia, Cafein, thức ăn nhiều chất béo,...
  • Uống đủ nước: Uống nhiều nước trong những ngày hành kinh là việc cần thiết, bởi vì cung cấp nước đủ cho cơ thể sẽ giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn đồng thời giúp điều tiết các hoạt động co thắt của cơ tử cung. Các bé gái ở tuổi dậy thì nên uống từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày và chỉ nên uống nước ấm, việc sử dụng nước lạnh sẽ gây giảm nhiệt độ trong ổ bụng, từ đó làm cho các cơn đau bụng kinh dễ xảy ra hơn với mức độ dữ dội hơn.
  • Các hoạt động thể dục: Các hoạt động thể lực như đi bộ, tập khiêu vũ, đạp xe hoặc thậm chí là các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Tập Yoga: Yoga hiện nay được cho là một trong những phương pháp hữu ích để giảm chứng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì. Các chuyên gia về y học và thể thao cho ra rằng những phụ nữ tham gia luyện tập Yoga khoảng 60 phút mỗi tuần trong 12 tuần liên tục cho thấy những cơn đau bụng kinh giảm đi đáng kể.
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm: Là một phương pháp giúp các cơ bụng, cơ vùng chậu, cơ lưng tiếp xúc trực tiếp với độ ấm phù hợp từ đó giúp các bộ phận này được thư giãn. Khả năng giảm đau được tăng cường khi cách thêm một vài giọt tinh dầu vào nước tắm. Các bé gái ở tuổi dậy thì nên thư giãn trong bồn tắm nước nóng ít nhất 15 phút để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất.
  • Bấm huyệt: Bấm huyệt là một biện pháp không xâm lấn giúp giảm nhiều loại đau khác nhau trong đó có đau bụng kinh. Nhiều nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng bấm huyệt có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc bấm huyệt cần được thực hiện và hướng dẫn bởi các chuyên gia nhằm bảo đảm an toàn cho bệnh nhân đồng thời mang lại được hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Thay đổi tư thế ngủ: Một số nghiên cứu cho rằng tư thế nằm úp giống của thai nhi là tư thế ngủ tốt nhất giúp giảm các cơn đau bụng kinh. Ở tư thế này, cơ thể không đặt trọng lượng lên vùng bụng hoặc lưng dưới, nơi thường cảm thấy đau bụng kinh. Ngoài ra, tư thế nằm ngửa có miếng đệm ở dưới gối, tư thế nghiêng và co người,... cũng cho thấy hiệu quả giảm đau bụng kinh.

Đau bụng trong thời gian hành kinh là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là ở những bé gái trong giai đoạn dậy thì, thời điểm mà chu kỳ kinh nguyệt và các yếu tố nội tiết sinh dục liên quan vẫn chưa được ổn định. Các phương pháp được nêu ở trên sẽ giúp cải thiện các tình trạng đau bụng khi hành kinh ở những bé gái trong độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, việc điều trị cần thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhằm bảo đảm tính an toàn và hiệu quả.
(Nguồn Vinmec )

-------------------------------------
Ngoài những cách trên thì các bạn nữ nên sử dụng sản phầm Trà Nữ nhi ĐBK
Được kết hợp từ các loại thảo dược thiên nhiên theo phương pháp gia truyền, Trà nữ nhi ĐBK giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn của chị em phụ nữ trước, trong và sau kinh kỳ, như: đau bụng dưới, đau mỏi lưng, đau bụng kinh, rong kinh,...
Mua sản phẩm TẠI ĐÂY và chỉ với 70K/1 hộp là đã có thể yên tâm về tình trạng đau bụng kinh tuổi dậy thì!